Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

THÁP NHẠN


Tháp Nhạn ở ngay thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, gần quốc lộ I. Tháp chưa có một tư liệu nào nói rõ ngày tháng năm xây dựng nhưng qua nghiên cứu thực tế di tích ta sẽ có một tài liệu về dân tộc Chàm như Tháp PohNaGa ở Nha Trang, thì ta khẳng định chắc chắn đây cũng là một di tích kiến trúc nghệ thuật của người Chàm từ thế kỷ thứ II trở về trước.
Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Chúng đi tầu thủy từ ngoài biển trông vào tưởng đây là pháo đài của chúng ta, chúng nã đại pháo vào làm cho đỉnh tháp và ba góc tháp bị sứt đổ về phía cửa tháp ở hướng đông cũng bị phá rộng ra thêm. Trong thời kỳ kháng chiến (1945-1954) tháp Nhạn bị nhiều loạt đạn của thực dân Pháp từ máy bay bắn xuống hoặc các vùng mưa bom quanh núi Nhạn đã làm cho tháp ngày càng hư hỏng.
Vào năm 1960 chính quyền Ngụy tỉnh Phú Yên đã cho tu bổ lại hàn gắn những chỗ bị nứt để ở phía bên trong tháp cũng như ở bên ngoài tháp còn trên thân thì vẫn dể nguyên, bên cạnh đó chúng còn cho xây dựng thêm bệ chân tháp bằng ciment cốt thép để giúp cho tháp thêm vững chắc dư sức chống lại mưa gió, nhưng đây là một việc làm sai nguyên tắc tu sửa tôn tạo di tích.
Tháp Nhạn dược xây dựng trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi. Cấu trúc của tháp hình tứ giác. Các cạnh không được thể hiện giống nhau mà có sai khác chút ít. Cũng như tháp PohNaGa ở Nha Trang, tháp Nhạn cũng dược xây dựng theo hình thức tầng cao, tháp Nhạn ở Tuy Hòa có 4 tầng càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới.
Kiến trúc tháp Nhạn có cùng phong cách kỹ thuật như các tháp Chàm PohNaGar Nha Trang Thuận Hải... và nói chung đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc. Cái đẹp của tháp là tuy xây dựng cao và đồ sộ như thế nhưng càng đến gần càng nhìn thấy cái đẹp của nó hài hòa, tinh xảo. Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chàm xưa. Ngày nay chúng ta phải có trách nhiệm bảo quản tu sửa, phục chế di tích đã bảo tồn cho mai sau kế thừa nền văn hóa cổ xưa của dân tộc.
Hiện nay, trong tháp Nhạn không có bộ thờ. Các tượng thờ cũng không thấỵ, tuy nhiên phía sau tháp cách chân bệ adimont I mát có một phiến đá lớn đảo gọt trơn tru, dưới chân hình vuông, lên cao thì đỉnh bầu và nhỏ dần tạo thành hình chóp nón, cao 1,30m, mỗi cạnh rộng 0,90m dưới chân có chạm hình cánh sen phình ra mỗi bên 5cm. Đó là phần nổi trên mặt đất. Còn phần bị khuất lấp bên dưới thì chưa rõ. Đặc biệt là phần chạm cánh sen tận cùng của mỗi cánh sen lớn nhất của bốn mặt phiến đá. Có người cho rằng phiến đá này là chóp tháp, lại có người cho rằng đây là cái bia, cũng có ý kiến cho rằng đây là cái Linga một vật mà người Chàm xưa thường hay thờ ở các tháp như Ponagar Nha Trang và tháp ở Thuận Hải.
Đây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón thể hiện sự cao quý thiêng liêng của ngôi tháp cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chàm thường thờ ở các tháp. Cho nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có hình dạng hoàn chỉnh như những Linga ở PohNaGar hoặc ở Cổ Viện Chàm Đà Nẵng.
Đặc biệt dưới chân núi Nhạn về phía Tây Nam nếu ta theo con đường đất của khu phố ở vòng theo chân núi ven bờ sông Chùa có một tảng đá lớn khá bằng phẳng trên khắc ba dòng chữ cổ (Dạng chữ Phạn) mà ta thường gặp ở các tấm bia, trụ cột trong các tháp Chàm như ở Ponagar Nha Trang, tảng đá cao 5m rộng 5m. Chữ được khắc ở khoảng 1/3 tảng đá mặt đá (tính từ trên xuống) dòng dài 0,80m. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp này còn lưu lại mà hiện nay ta tìm thấy được.
Trong tháp không có bệ thờ, không có tượng. Căn cứ theo hình dáng kiến trúc của Tháp thì ta có thể cho rằng đây là nơi thờ phụng thần linh của người Chàm cổ (như dạng bàn thờ Ponagar ở Tháp Bà Nha Trang). Tuy nhiên về các sự tích vị thần được thờ trong tháp không nghe nhân dân đề cập đến mà chỉ biết các miếu thờ ở chung quanh tháp và ngay đến ngôi miếu lớn ở trước tháp đều thờ một vị nữ thần : Thiên Y A Na Diên Ngọc Phi hay còn gọi là Thượng đỉnh chúa Thiên Y A Na Diên Ngọc Phi.
Bà là người phù hộ, yểm trợ cho dân làng làm ăn sinh sống, giúp đỡ ghe thuyền của ngư dân vượt khỏi sóng to gió lớn. Tất cả tai nạn xảy ra đưa đến cho dân làng đều được bà dùng phép thần thông che chở, lai lịch của bà thì nhân dân không biết rõ.
Căn cứ vào tờ sắc phong của các vua triều Nguyễn như Duy Tân, Thành Thái, Khải Định mà chùa Kim Long (nằm về hướng Đông của ngôi Tháp gần chân núi) hiện giữ cả ba tân sắc đều ghi rõ công lao của bà Thiên Y A Na Diên Ngọc Phi.